Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
346113

TRUYỀN THÔNG CHÍNH TRỊ TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ NƯỚC TA HIỆN NAY

Ngày 18/02/2024 22:18:17

Truyền thông chính trị trong bối cảnh chuyển đổi số nước ta hiện nay

Truyền thông chính trị ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tạo sự đồng thuận xã hội; đơn giản hóa và giúp người dân tiếp cận nhanh chóng các vấn đề chính trị phức tạp. Trong bối cảnh phát triển của khoa học - công nghệ cũng như quá trình chuyển đổi số, hoạt động truyền thông chính trị ở Việt Nam được triển khai phù hợp, mang lại nhiều thay đổi tích cực.

Truyền thông chính trị có thể được hiểu là quá trình các nhà lãnh đạo chính quyền, các cơ quan truyền thông và người dân tương tác, trao đổi, bàn bạc về nội dung những thông điệp hoặc đề xuất liên quan đến việc hình thành các chính sách công(1); các giai cấp, đảng phái, nhà nước cung cấp thông tin, giải thích, thuyết phục người dân ủng hộ, tán thành và tuân theo tư tưởng, chủ trương, đường lối trong những giai đoạn lịch sử cụ thể;có thể sử dụng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau, như tuyên truyền miệng, tuyên truyền qua sách, báo,…(2)Truyền thông chính trị có sức mạnh to lớn trong việc tạo sự đồng thuận cũng như nâng cao nhận thức của người dân đối với hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền; thấu hiểu hơn các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần hoàn thiện quá trình phân tích, hoạch định và thực thi chính sách, kiến tạo sự phát triển của xã hội.

Quá trình chuyển đổi số quốc gia hiện nay tác động đến sự phát triển trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội,...; đã và đang làm thay đổi mọi mặt của đời sống, trong đó có lĩnh vực thông tin, truyền thông chính trị. Thời gian qua, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mang lại cho nước ta nhiều cơ hội để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời, tạo ra không ít khó khăn, thách thức, nhất là trong lĩnh vực truyền thông chính trị, áp lực phải thay đổi cách tiếp cận trong hoạch định và thực hiện chính sách, cũng như nâng cao vai trò của người dân. Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, hình thành các doanh nghiệp công nghệ số có năng lực cạnh tranh quốc tế. Trong bối cảnh đó, lĩnh vực truyền thông chính trị có vai trò rất quan trọng và cũng chịu sự tác động đa chiều, thể hiện ở một số khía cạnh sau:

Thứ nhất, truyền thông chính trị là một quá trình bao gồm các bước: Chủ thể truyền thông (chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước, nhà lãnh đạo) thực hiện cung cấp thông tin cho các thiết chế truyền thông, sau đó, chuyển tải thông tin thành các thông điệp và phổ biến đến người dân. Đồng thời, người dân cũng tác động ngược trở lại và các thiết chế truyền thông cần có khoảng thời gian để phản hồi các nội dung mà người dân quan tâm. Trong bối cảnh chuyển đổi số, quá trình truyền thông chính trị diễn ra nhanh chóng, đòi hỏi các thiết chế truyền thông phải bắt nhịp nhanh với các phương thức, phương tiện và các loại hình truyền thông mới, theo hướng ngày càng hiện đại, hiệu quả, xóa nhòa ranh giới về thời gian, không gian hoặc vị trí địa lý.

Thứ hai, trước yêu cầu ngày càng cao của quá trình truyền thông chính trị, các thiết chế truyền thông cần xây dựng các chiến lược, kế hoạch thực hiện truyền thông khoa học. Bên cạnh đó, người dân được tiếp cận đa dạng hơn các nguồn thông tin, từ chính thống đến các phương tiện truyền thông mới, khiến nhận thức và năng lực tiếp nhận của người dân ngày càng được nâng cao, tác động mạnh mẽ đến quá trình truyền thông chính trị.

Thứ ba,việc tiếp cận, thấu hiểu thông điệp truyền thông của chủ thể truyền thông và người dân có sự khác biệt do vị trí và vai trò của nhà lãnh đạo và người dân là khác nhau. Trong bối cảnh của chuyển đổi số, quá trình trao đổi, nhận thức và tiếp cận thông tin của các chủ thể có độ “vênh” nhất định; đồng thời, khi tiếp nhận thông điệp truyền thông, người dân cũng dễ có sự so sánh với thông tin trên các phương tiện truyền thông xã hội khác. Do đó, đòi hỏi thông điệp của truyền thông chính trị phải có chất lượng, chiều sâu thông tin, gia tăng tính chính xác, chính thống.

Thứ tư,trong bối cảnh của công nghệ số, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị có nhiều phương thức, thủ đoạn ngày một tinh vi để chống phá Đảng và Nhà nước ta; do đó, truyền thông chính trị tốt sẽ góp phần đấu tranh hiệu quả với các thông tin xấu, độc, các quan điểm sai trái, thù địch, phòng, chống các hoạt động “diễn biến hòa bình”, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Để thích ứng với tình hình mới và tận dụng cơ hội mà quá trình chuyển đổi số mang lại, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm chủ động ứng dụng các thành tựu của khoa học - kỹ thuật hiện đại(7); xác định mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Nhà nước, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp(8). Bên cạnh đó, chuyển đổi số báo chí hướng đến mục tiêu xây dựng các cơ quan báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; làm tốt sứ mệnh thông tin, tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước; bảo đảm vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội, giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng; đổi mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả, tạo nguồn thu mới, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp nội dung số(9); bảo đảm hoạt động truyền thông chính sách, pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài(10),…; từ đó, tạotiền đề cho truyền thông chính trị có các điều kiện để tiếp tục phát triển, người dân được tiếp cận nhanh hơn, đa dạng hơn nguồn thông tin thông qua các phương tiện truyền thông mới, đặc biệt là truyền thông xã hội.

TRUYỀN THÔNG CHÍNH TRỊ TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ NƯỚC TA HIỆN NAY

Đăng lúc: 18/02/2024 22:18:17 (GMT+7)

Truyền thông chính trị trong bối cảnh chuyển đổi số nước ta hiện nay

Truyền thông chính trị ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tạo sự đồng thuận xã hội; đơn giản hóa và giúp người dân tiếp cận nhanh chóng các vấn đề chính trị phức tạp. Trong bối cảnh phát triển của khoa học - công nghệ cũng như quá trình chuyển đổi số, hoạt động truyền thông chính trị ở Việt Nam được triển khai phù hợp, mang lại nhiều thay đổi tích cực.

Truyền thông chính trị có thể được hiểu là quá trình các nhà lãnh đạo chính quyền, các cơ quan truyền thông và người dân tương tác, trao đổi, bàn bạc về nội dung những thông điệp hoặc đề xuất liên quan đến việc hình thành các chính sách công(1); các giai cấp, đảng phái, nhà nước cung cấp thông tin, giải thích, thuyết phục người dân ủng hộ, tán thành và tuân theo tư tưởng, chủ trương, đường lối trong những giai đoạn lịch sử cụ thể;có thể sử dụng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau, như tuyên truyền miệng, tuyên truyền qua sách, báo,…(2)Truyền thông chính trị có sức mạnh to lớn trong việc tạo sự đồng thuận cũng như nâng cao nhận thức của người dân đối với hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền; thấu hiểu hơn các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần hoàn thiện quá trình phân tích, hoạch định và thực thi chính sách, kiến tạo sự phát triển của xã hội.

Quá trình chuyển đổi số quốc gia hiện nay tác động đến sự phát triển trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội,...; đã và đang làm thay đổi mọi mặt của đời sống, trong đó có lĩnh vực thông tin, truyền thông chính trị. Thời gian qua, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mang lại cho nước ta nhiều cơ hội để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời, tạo ra không ít khó khăn, thách thức, nhất là trong lĩnh vực truyền thông chính trị, áp lực phải thay đổi cách tiếp cận trong hoạch định và thực hiện chính sách, cũng như nâng cao vai trò của người dân. Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, hình thành các doanh nghiệp công nghệ số có năng lực cạnh tranh quốc tế. Trong bối cảnh đó, lĩnh vực truyền thông chính trị có vai trò rất quan trọng và cũng chịu sự tác động đa chiều, thể hiện ở một số khía cạnh sau:

Thứ nhất, truyền thông chính trị là một quá trình bao gồm các bước: Chủ thể truyền thông (chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước, nhà lãnh đạo) thực hiện cung cấp thông tin cho các thiết chế truyền thông, sau đó, chuyển tải thông tin thành các thông điệp và phổ biến đến người dân. Đồng thời, người dân cũng tác động ngược trở lại và các thiết chế truyền thông cần có khoảng thời gian để phản hồi các nội dung mà người dân quan tâm. Trong bối cảnh chuyển đổi số, quá trình truyền thông chính trị diễn ra nhanh chóng, đòi hỏi các thiết chế truyền thông phải bắt nhịp nhanh với các phương thức, phương tiện và các loại hình truyền thông mới, theo hướng ngày càng hiện đại, hiệu quả, xóa nhòa ranh giới về thời gian, không gian hoặc vị trí địa lý.

Thứ hai, trước yêu cầu ngày càng cao của quá trình truyền thông chính trị, các thiết chế truyền thông cần xây dựng các chiến lược, kế hoạch thực hiện truyền thông khoa học. Bên cạnh đó, người dân được tiếp cận đa dạng hơn các nguồn thông tin, từ chính thống đến các phương tiện truyền thông mới, khiến nhận thức và năng lực tiếp nhận của người dân ngày càng được nâng cao, tác động mạnh mẽ đến quá trình truyền thông chính trị.

Thứ ba,việc tiếp cận, thấu hiểu thông điệp truyền thông của chủ thể truyền thông và người dân có sự khác biệt do vị trí và vai trò của nhà lãnh đạo và người dân là khác nhau. Trong bối cảnh của chuyển đổi số, quá trình trao đổi, nhận thức và tiếp cận thông tin của các chủ thể có độ “vênh” nhất định; đồng thời, khi tiếp nhận thông điệp truyền thông, người dân cũng dễ có sự so sánh với thông tin trên các phương tiện truyền thông xã hội khác. Do đó, đòi hỏi thông điệp của truyền thông chính trị phải có chất lượng, chiều sâu thông tin, gia tăng tính chính xác, chính thống.

Thứ tư,trong bối cảnh của công nghệ số, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị có nhiều phương thức, thủ đoạn ngày một tinh vi để chống phá Đảng và Nhà nước ta; do đó, truyền thông chính trị tốt sẽ góp phần đấu tranh hiệu quả với các thông tin xấu, độc, các quan điểm sai trái, thù địch, phòng, chống các hoạt động “diễn biến hòa bình”, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Để thích ứng với tình hình mới và tận dụng cơ hội mà quá trình chuyển đổi số mang lại, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm chủ động ứng dụng các thành tựu của khoa học - kỹ thuật hiện đại(7); xác định mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Nhà nước, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp(8). Bên cạnh đó, chuyển đổi số báo chí hướng đến mục tiêu xây dựng các cơ quan báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; làm tốt sứ mệnh thông tin, tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước; bảo đảm vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội, giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng; đổi mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả, tạo nguồn thu mới, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp nội dung số(9); bảo đảm hoạt động truyền thông chính sách, pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài(10),…; từ đó, tạotiền đề cho truyền thông chính trị có các điều kiện để tiếp tục phát triển, người dân được tiếp cận nhanh hơn, đa dạng hơn nguồn thông tin thông qua các phương tiện truyền thông mới, đặc biệt là truyền thông xã hội.